Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp không đơn thuần là việc nghe đối phương nói gì mà còn là cách giúp bạn thấu hiểu và học hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện tốt kỹ năng này. Cùng THALIC VOICE mở khóa kỹ năng này với những nguyên tắc “vàng” dưới đây nhé.

1. Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng không kém gì kỹ năng nói, nắm giữ đến 90% sự thành công của cuộc trò chuyện. Mặc dù nghe là phản xạ tự nhiên của con người, nhưng lắng nghe như thế nào trong giao tiếp lại là kỹ năng cần được rèn luyện và học hỏi mới có thể thành thạo

1.1. Trong công việc

Dù là ở ngành nghề, vị trí nào đi chăng nữa thì kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp vẫn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi những kinh nghiệm, thấu hiểu tính cách, cảm xúc, thói quen, sở thích cũng như tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, khách hàng.

Từ đó mà giúp ta đưa ra những ý tưởng phù hợp để giải quyết vấn đề hiệu quả. Đặc biệt là đối với những nhà lãnh đạo thì việc lắng nghe tiếng nói của nhân viên, thấu hiểu họ sẽ tạo nên sự gắn kết cũng như tăng hiệu quả công việc.

1.2. Trong cuộc sống đời thường

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp chúng ta xây dựng và phát triển những mối quan hệ bền chặt. Bởi trong giao tiếp, ai cũng muốn được lắng nghe, được thấu hiểu, muốn được chia sẻ nỗi niềm của mình. Vì vậy mà nếu bạn là một người biết lắng nghe, khích lệ, ủng hộ đúng cách thì không những cuộc giao tiếp sẽ thành công mà còn tạo được mối quan hệ mới.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp trong cuộc sống đời thường

2. Những nguyên tắc vàng để cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Chúng ta vẫn thường nghe rằng “Nói là gieo, nghe là gặt”. Và để thành thạo được kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thì bạn cần phải có quá trình rèn luyện tích cực, phù hợp. Nhưng có một vài “bí kíp” dưới đây giúp bạn cải thiện kỹ năng này một cách nhanh chóng.

2.1. Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện

Giao tiếp vốn là cuộc trao đổi, tương tác giữa hai hay nhiều phía. Vì vậy nếu một bên không tập trung hay không nắm bắt được những gì mà đối phương muốn truyền đạt thì cuộc trò chuyện sẽ trở thành cuộc độc thoại vô nghĩa. Hơn nữa, việc bạn không chú ý hay để ý quá đến những thứ xung quanh sẽ khiến người nói cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm. Chắc hẳn bạn không muốn điều đó xảy ra đâu nhỉ?

Đây là yêu cầu cơ bản nhất kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Đừng để những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện của bạn. Hãy hạn chế tối đa các nguyên nhân làm mất tập trung như chuông điện thoại, tiếng xe cộ quá ồn…

2.2. Tuyệt đối không ngắt lời của người khác

Thay vì dành hết thời gian để nói về vấn đề của mình thì hãy cân bằng cuộc nói chuyện bằng việc lắng nghe đối phương nhiều hơn và để họ có không gian để chia sẻ. Đặc biệt, việc bạn ngắt lời khi ai đó đang nói là một điều cấm kỵ trong giao tiếp. Bởi nó sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên tồi tệ hơn và làm người nói cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm với bạn.

Kỹ thuật lắng nghe trong giao tiếp này sẽ giúp bạn có thời gian để thấu hiểu đối phương, phân tích tính cách, cảm xúc của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặt mình vào vị trí của người đối diện bởi mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, những trải nghiệm và tính cách khác nhau. Vì vậy hãy lắng nghe nhiều hơn và tuyệt đối đừng ngắt lời người đang nói.

Tuyệt đối không ngắt lời của người khác

2.3. Biết cách khơi gợi vấn đề

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đòi hỏi bạn phải hiểu được những điều mà người khác nói và đưa ra những câu hỏi phù hợp, có liên quan. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn đang thực sự quan tâm đến những điều họ nói mà chia sẻ nhiều hơn. Nhưng bạn cũng phải cần đưa ra những câu hỏi thật sự có liên quan đến vấn đề đó, nếu không sẽ càng khiến đối phương cảm thấy khó chịu và ngừng chia sẻ với bạn.

Cuộc nói chuyện của hai người sẽ trở nên nhàm chán nếu bạn không biết cách mở rộng vấn đề hay kết nối các phần trong cuộc trò chuyện. Nhưng bạn cũng cần lưu ý kết nối làm sao cho thật liền mạch nhưng vẫn tự nhiên. Nếu là một người giỏi lắng nghe, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Xem thêm: 4 Nguyên Tắc Trong Nghệ Thuật Giao Tiếp Để Thành Công

2.4. Đưa ra ý kiến cá nhân

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp tốt không có nghĩa là bạn sẽ im lặng trong suốt buổi trò chuyện. Hãy nhớ rằng giao tiếp là sự trò chuyện, tương tác của hai hay nhiều phía chứ không phải là một người nói và một người nghe. Bên cạnh đó, việc đưa ra những ý kiến cá nhân cũng là một cách thể hiện rằng bạn đang hoàn toàn tập trung với câu chuyện đó.

Đây cũng là cách để bạn bày tỏ thái độ đồng cảm, thấu hiểu và càng cổ vũ họ chia sẻ câu chuyện của mình nhiều hơn. Điều cần thiết của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là chia sẻ nhiều hơn, thấu hiểu nhiều hơn.

Đưa ra ý kiến cá nhân

2.5. Đừng áp đặt hay phán xét người khác

Trong mỗi cuộc trò chuyện, ý kiến cá nhân của mỗi người đều đáng được tôn trọng. Hãy là một người với tư tưởng cởi mở để trở thành người biết lắng nghe tốt hơn. Bởi không ai mong muốn trò chuyện, chia sẻ với những người thích áp đặt, phán xét với tư tưởng bảo thủ và không được nói lên quan điểm của riêng mình.

Tuy nhiên việc sở hữu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả không đồng nghĩa với việc bạn không có chủ kiến cá nhân. Nhưng cũng cần hạn chế “cái tôi” trong giao tiếp để thấu hiểu đối phương. Dù biết rằng không phải lúc nào quan điểm của họ cũng là đúng, hãy lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh để hoàn thiện mình.

Bên cạnh đó, bản chất của giao tiếp là tương tác hai chiều nên bạn không chỉ cần tiếp thu những gì đối phương nói mà còn cần biết đưa ra quan điểm cá nhân phù hợp. Hãy diễn đạt rõ ràng ý kiến cá nhân của bạn về câu chuyện của đối phương.

Đừng áp đặt hay phán xét người khác

Xem thêm: 5 Bí Quyết Giao Tiếp Khôn Ngoan Bạn Phải Biết

Trên đây là những “bí kíp” giúp bạn hoàn thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp một cách hiệu quả mà THALIC VOICE muốn gửi đến bạn. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và cuộc sống. Hãy chú ý và đánh giá những ưu và nhược điểm trong kỹ năng lắng nghe của bản thân. Từ đó, tìm cách cải thiện, điều chỉnh phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Kiến thức liên quan

01 | Th8

5 bí kíp sử dụng kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp là gì? Bí kíp thực hiện kỹ năng phản hồi hiệu quả như thế nào? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu...
Xem chi tiết

13 | Th7

Networking là gì và lý do bạn nên có kỹ năng này

Tại sao chúng ta cần phải có kỹ năng networking trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng? THALIC sẽ giải đáp những...
Xem chi tiết

13 | Th7

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cực kì đơn giản

Trong bài viết này, cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản, hiệu quả, giúp bạn dễ dàng nhận...
Xem chi tiết

13 | Th7

7 quy luật bạn cần biết nếu phát triển thương hiệu cá nhân

Phát triển thương hiệu cá nhân là kĩ năng mà bạn cần biết càng sớm càng tốt. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu 7 quy luật...
Xem chi tiết

13 | Th7

5 Bước Để Xây Dựng Networking

Networking là một mạng lưới quan hệ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều trong cả hiện tại và tương lai. Để...
Xem chi tiết

12 | Th7

Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào?

Tư duy phản biện là một kỹ năng tưởng khó mà dễ, tưởng dễ mà khó. Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện...
Xem chi tiết

12 | Th7

4 kỹ năng teamwork bạn nhất định phải có

để THALIC VOICE bật mí cho bạn 4 kỹ năng teamwork mà bạn nhất định phải có để quá trình làm việc nhóm trở nên suôn sẻ,...
Xem chi tiết

12 | Th7

Tìm hiểu về bộ kỹ năng 4C của thế kỷ 21

Bộ kỹ năng 4C là nhóm quan trọng hàng đầu trong sự phát triển tư duy con người. Vậy bộ kỹ năng 4C (4Cs) là...
Xem chi tiết

Gửi Form thành công
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi

Đã có lỗi xảy ra
Vui lòng kiểm tra và thử lại!

Đóng