Tư duy phản biện được hiểu là cách mà bạn sẽ trải qua các bước tổng hợp và đưa ra những giả thuyết, dùng sự phân tích logic, lập luận và so sánh. Từ đó khẳng định lại giải thuyết của mình là đúng hay sai và tìm ra cách bạn khắc phục nó. Vì thế mà kỹ năng tư duy phản biện ngày càng được đánh giá cao trong xã hội. Những cách rèn luyện tư duy phản biện như thế nào? Dưới đây là những gợi ý mà THALIC VOICE dành cho bạn.

1. Đặt mình vào góc nhìn đa chiều

Chúng ta thường chỉ nghĩ từ góc độ của chính mình để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn thử đặt bản thân vào vị trí của người khác, suy nghĩ theo quan điểm của họ, nó sẽ giúp ích cho quá trình tư duy phản biện và đưa ra quyết định.


Hơn nữa, nó đồng thời vẽ ra cho bạn một bức tranh toàn cảnh để bạn nắm bắt mọi diễn biến, mọi tình hình. Giả sử bạn đang tìm cách giải quyết một phát sinh trong công việc. Nghĩ xem bạn thân nhất của bạn có thể tiếp cận nó như thế nào, hoặc đối tác của bạn hoặc anh chị em của bạn sẽ có ý nghĩ gì. Thêm nữa, hãy tưởng tượng sếp của bạn có thể hành động ra sao. Bằng cách cho phép bản thân xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, bạn có thể thấy mình đang tiếp cận những giải pháp mà trước đây bạn chưa từng cân nhắc.

rèn luyện tư duy phản biện


2. Cân nhắc hậu quả từ quyết định mà bạn đưa ra

Mỗi phương án chúng ta lựa chọn đều có thể dẫn đến hậu quả cho chính chúng ta, hoặc có thể cho những người có liên quan đến vấn đề đó.


Bạn cần cân nhắc những hậu quả có thể phát sinh từ mỗi lựa chọn của mình. Từ đó hãy cân nhắc xem lựa chọn nào có lợi nhất cho bạn, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến những người khác có liên quan.


Một cách tốt để làm điều này là hãy lập một danh sách ưu và nhược điểm. Bằng cách yêu cầu não bộ suy nghĩ dự đoán về mọi kết quả tích cực cũng như mọi kết quả tiêu cực có thể xảy ra, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định sáng suốt. 

Cân nhắc hậu quả từ quyết định mà bạn đưa ra


3. Rèn luyện tư duy phản biện qua nghiên cứu

Kiến thức là nguồn sức mạnh khổng lồ. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào điều mà chúng ta đã biết và không muốn từ bỏ niềm tin của chính mình.


Tư duy phản biện đòi hỏi bạn sẽ có lúc phải buông bỏ niềm tin của mình để giải quyết vấn đề. Việc ép buộc chính mình học hỏi, nghiên cứu hoặc tiếp thu những thế giới quan mới sẽ chỉ kìm hãm bạn và chắc chắn sẽ không giúp bạn có được tư duy phản biện.


Bằng cách dành thời gian nghiên cứu và tập trung vào việc học, bạn sẽ thấy rằng theo thời gian, bạn sẽ mở rộng và thích nghi dần để vượt qua những tình huống mới cũng như cải thiện tư duy phản biện của mình.


4. Chấp nhận sai lầm của bản thân

Nghe thật đơn giản và nhẹ nhàng, thế nhưng thực tế thì lại không hề như vậy. Ai cũng phải mắc sai lầm trong cuộc đời, và thậm chí đôi khi nó không ảnh hưởng quá nặng nề. Dù vậy, hầu hết chúng ta không chấp nhận rằng bản thân đã sai, từ đó nó khiến chúng ta không thể suy nghĩ thông suốt chín chắn. Nếu bạn đang làm sai điều gì đó và liên tục làm điều đó bởi vì bạn cho rằng mình không thể nào sai, bạn nhất định phải thay đổi nếu không muốn bản thân ngày càng tệ hơn.


Hãy liên tục kiểm tra kỹ các giải pháp cho từng vấn đề, xem xét các lựa chọn mới và coi những sai lầm của bạn như một cơ hội để tiếp thu học hỏi.


5. Chia nhỏ vấn đề

Nhìn tổng quan mọi thứ sẽ giúp bạn quan sát được toàn bộ tình hình, tuy nhiên sẽ có thời điểm bạn cần chia nhỏ vấn đề để tập trung giải quyết một mắt xích cụ thể. Giải quyết một vấn đề nhỏ lúc nào cũng đơn giản và nhanh chóng, và bạn chỉ cần lặp lại với rất nhiều vấn đề nhỏ tương tự là đã xử lý thành công việc lớn. Đôi khi, chính việc bạn quá chú tâm vào bức tranh lớn sẽ khiến bạn mất thời gian và phí công sức vào nó.


Do đó, hãy thử suy nghĩ về nó theo các bước: Điều đầu tiên tôi cần làm là gì? Lập một danh sách và thử sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hoặc thứ tự thời gian. Bằng cách giải quyết một vấn đề lớn và chia nó thành nhiều phần, bạn cho phép bản thân bắt đầu xem xét các giải pháp, thay vì dành một nửa thời gian để bị choáng ngợp bởi vấn đề. 


6. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Nghiêm trọng hóa vấn đề điểm chung của rất nhiều người trong chúng ta. Suy nghĩ cẩn trọng thấu đáo là điều cần thiết nhưng nó chỉ khiến mọi thứ trở nên khó khăn nếu bạn bắt đầu đi quá giới hạn. Bạn cần tìm ra ranh giới giữa suy nghĩ tích cực và suy nghĩ quá mức. Hơn nữa, trong một số trường hợp, sự đơn giản lại là giải pháp triệt để nhất đưa bạn đến thành công.

Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Xem thêm: Critical thinking là gì?

Việc rèn luyện tư duy phản biện là một trong những bài học quan trọng dành cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc hình thành nên một tư duy phản biện tốt và vững vàng sẽ phát huy triệt để trí thông minh và độc lập trong suy nghĩ cho trẻ. Và nếu như bạn vẫn còn lúng túng trong cách rèn luyện tư duy phản biện, giọng nói hay các kỹ năng giao tiếp thì hãy đến ngay với THALIC VOICE. Học viện sẽ cung cấp cho bạn những khóa học thú vị đảm bảo cải thiện tình trạng của bạn chỉ sau 1 khóa học, giúp bạn hoàn thiện bản thân – mở lối thành công.

Kiến thức liên quan

01 | Th8

5 bí kíp sử dụng kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp là gì? Bí kíp thực hiện kỹ năng phản hồi hiệu quả như thế nào? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu...
Xem chi tiết

13 | Th7

Networking là gì và lý do bạn nên có kỹ năng này

Tại sao chúng ta cần phải có kỹ năng networking trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng? THALIC sẽ giải đáp những...
Xem chi tiết

13 | Th7

Mở khóa thành công cùng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Cùng THALIC VOICE mở khóa kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp với những nguyên tắc "vàng" giúp bạn thấu hiểu và học hỏi nhiều...
Xem chi tiết

13 | Th7

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cực kì đơn giản

Trong bài viết này, cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản, hiệu quả, giúp bạn dễ dàng nhận...
Xem chi tiết

13 | Th7

7 quy luật bạn cần biết nếu phát triển thương hiệu cá nhân

Phát triển thương hiệu cá nhân là kĩ năng mà bạn cần biết càng sớm càng tốt. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu 7 quy luật...
Xem chi tiết

13 | Th7

5 Bước Để Xây Dựng Networking

Networking là một mạng lưới quan hệ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều trong cả hiện tại và tương lai. Để...
Xem chi tiết

12 | Th7

4 kỹ năng teamwork bạn nhất định phải có

để THALIC VOICE bật mí cho bạn 4 kỹ năng teamwork mà bạn nhất định phải có để quá trình làm việc nhóm trở nên suôn sẻ,...
Xem chi tiết

12 | Th7

Tìm hiểu về bộ kỹ năng 4C của thế kỷ 21

Bộ kỹ năng 4C là nhóm quan trọng hàng đầu trong sự phát triển tư duy con người. Vậy bộ kỹ năng 4C (4Cs) là...
Xem chi tiết

Gửi Form thành công
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi

Đã có lỗi xảy ra
Vui lòng kiểm tra và thử lại!

Đóng